Bạn cần gì?!?

3/3/11

Đề cương ôn tập môn Sinh Học!

1. Năng suất kinh tế là 1 phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người.
Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1Ha/1ngày trong suốt thời gian sinh trưởng
3.- Điểm giống :
+ Đều có đường phân : phân giải gluco thành axit piruvic. A xit pi ruvic là nguyên liệu cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí , xảy ra trong TB chất
- Điểm khác :
+ Phân giải kị khí :
* không có o xi , lên men ở TB chất với sản phẩm là : rượu êtilic + CO 2 hay axit lactic , xảy ra ở TB chất .Toàn bộ quá trình phân giải kị khí chỉ có 2ATP sinh ra từ quá trình đường phân
+ Phân giải hiếu khí:
*cần o xi , xảy ra ở TB chất ( đường phân) và ti thể( hô hấp hiếu khí) . Sản phẩm cuối cùng là CO 2 , H2O , 38 ATP( tạo năng lượng nhiều hơn so với phân giải kị khí)

4. Ngoài phổi, hệ thống hô hấp của chim còn có các túi khí phân bố ở phần đầu và đuôi của cơ thể. Cách bố trí của hệ thống túi khí này khiến cho khi hít vào hoặc thở ra, phổi của chim cũng có đầy không khí giàu oxygen (giống như không khí bên ngoài). Ở động vật hữu nhũ thì khác, khi hít vào thì phổi đầy không khí có oxygen, khi thực hiện hô hấp thì không khí trong phổi nghèo oxygen, khi thở ra thì phổi "lép kẹp".
5. hậu quả của hô hấp sáng là gây lãng phí sản phẩm quang hợp
6. vai trò của hô hấp:
hô hấp cung cấp năng lượng dạng ATP cho mọi hoạt động sống trong cơ thể.
Bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu, hô hấp cũng thể hiện những mặt tiêu cực, có hại nhất định. Trước hết hô hấp làm giảm cường độ quang hợp. Hô hấp càng cao thì quang hợp biểu kiến càng thấp. Đặc biệt hô hấp sáng làm giảm mạnh quang hợp do phân huỷ nguyên liệu quang hợp, cạnh tranh ánh sáng với quang hợp ....
7. đặc điểm tiêu hóa của động vật có túi tiêu hóa; Thành cơ thể của động vật có túi tiêu hoá mà điển hình là thuỷ tức được cấu tạo từ hai lớp tế bào. Lớp tế bào bên trong tạo thành túi tiêu hoá, lớp tế bào này bao gồm 2 loại tế bào : tế bào tuyến tiết enzim vào xoang túi tiêu hoá và tế bào có roi có khả năng thực bào và tiêu hoá nội bào các mảnh vụn thức ăn.
8. So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép:
* Giống:
- Hệ tuần hoàn gồm:
- Tim
- Hệ mạch

- Chức năng: vận chuyển chất dinh dưỡng, khí, hoocmon ...
* Khác:
- Hệ tuần hoàn đơn:

- Tim có 2 ngăn : 1 tâm thất và 1 tâm nhĩ
- Chỉ có 1 vòng tuần hoàn : Tim -> Mang -> Cơ quan -> Tim
- Máu chảy trong mạch với áp lực trung bình

- Hệ tuần hoàn kép:
- Tim có 3 hoặc 4 ngăn
- Có 2 vòng tuần hoàn:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ (phổi): Tâm thất phải -> động mạch -> phổi -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ trái
+ Vòng tuần hoàn lớn: Tâm thát trái -> Động mạch -> các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ phải
- Máu chảy trong mạch với áp lực cao

9. Các hình thức hô hấp ở động vật
Hô hấp qua bề mặt cơ thể
- ĐV đơn bào.
- ĐV đa bào có tổ chức thấp như: Thuỷ tức, giun.
- Chưa có cơ quan hô hấp.
- Trao đổi khí trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
Hô hấp bằng hệ thống ống khí
Côn trùng
- Cơ quan hô hấp là hệ thống ống khí.
- Trao đổi khí trực tiếp giữa tế bào với ống khí nhỏ nhất
Hô hấp bằng mang
Cá, Trai , Ốc, Tôm, Cua
- Cơ quan hô hấp là mang.
- Trao đổi khí diễn ra giữa các phiến mang với môi trường.
Hô hấp bằng phổi
Lưỡng Cư, Bò sát, Chim, Thú,người
- Cơ quan hô hấp là phổi.
- Trao đổi khí diễn ra ở phế nang.
Hệ thống mạch máu
O2
CO2

10. so sánh đặc điểm của động vật chưa có cơ quan tiêu hóa,có túi tiêu hóa và có ống tiêu hóa.
=>Những loài động vật đơn bào có kích thước lớn hơn phần lớn đã chuyển sang hình thức tiêu hoá nội bào. Các loài động vật đa bào không những chỉ tiêu hóa nội bào, mà còn có cả một bộ máy tiêu hóa hoàn chỉnh, phức tạp dần, có sự kết hợp giữa tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
+Với những loài động vật nguyên sinh: tiêu hoá nội bào đơn giản bằng không bào tiêu hoá.
Thức ăn được đưa vào cơ thể qua hình thức thực bào, đi vào tế bào chất rồi vào không bào tiêu hoá. Lizôxôm đến gắn với không bào tiêu hoá và tiết enzim lizôzim. Enzim này nhanh chóng xúc tác cho phản ứng phân huỷ thức ăn thành các chất dinh dưỡng và dinh dưỡng sau đó được cơ thể sinh vật hấp thụ.
Ưu điểm so với phân hủy ngoại bào:
-Hấp thụ dinh dưỡng một cách chắc chắn và ổn định.
-Tiết kiệm năng lượng trong việc tổng hợp enzim. (Nôm na là sản xuất đủ dùng, không bị ế thừa ^^)
Nhược điểm: tiêu hoá nội bào chỉ có thể thực hiện được ở những tế bào có kích thước đủ lớn.
2. Hệ tiêu hoá dạng túi ở động vật đa bào đơn giản.
Thường gặp ở ruột khoang, giun dẹp... Đây là một quá trình có sự kết hợp giữa tiêu hoá nội bào và ngoại bào:
-Hệ tiêu hoá có dạng một túi rỗng, bao quanh bằng tế bào. Túi tiêu hoá có một lỗ duy nhất thông ra bên ngoài. Lỗ này đảm nhiệm hai chức năng, miệng (thức ăn có thể đi qua lỗ thông để vào túi) và hậu môn (chất thải đi qua lỗ thông ra ngoài)
-Khi thức ăn được đưa vào, tế bào mô cơ - tiêu hoá trên thành túi tiết enzim lizozim vào trong túi để phân huỷ thức ăn (tiêu hoá ngoại bào). Sau khi thức ăn được tiêu hoá dở dang thành từng mảnh nhỏ, chúng được các tế bào tiêu hoá ở thành túi thực bào, đưa vào tế bào chất để tiếp tục tiêu hoá nội bào thành các chất đơn giản.
Ưu điểm:
-Cùng một lúc cung cấp dinh dưỡng cho nhiều tế bào, phù hợp cho cơ thể đa bào nhỏ.
-Hấp thụ triệt để do tiêu hoá cả ngoại bào và nội bào.
Nhược điểm: do chỉ có một đường thông giữa hệ tiêu hoá và môi trường nên chỉ một lượng thức ăn hạn chế được tiêu hoá mỗi lượt. Vì vậy, sinh vật không thể ăn liên tục cùng một lúc, lượng thức ăn được tiêu hoá là hạn chế. (và... có nguy cơ nhầm lẫn giữa thức ăn và chất thải? ><!)
3. Hệ tiêu hoá dạng ống.
Bắt đầu xuất hiện ở động vật đa bào từ giun tròn trở lên. Hệ tiêu hoá là một ống dài, hai đầu, được phân hoá thành nhiều bộ phận với chức năng khác nhau. Thức ăn đi lần lượt qua các bộ phận của hệ tiêu hoá qua một chiều từ miệng đến hậu môn (trừ một vài động vật nhai lại).
-Lớp sán: ống ruột phân nhánh, chưa có hậu môn (kí sinh mà, ăn sẵn, có phải thải cái gì đâu?)
-Lớp giun: ống tiêu hoá phân hoá: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, diều, ruột tịt, ống ruột.
-Các lớp sinh vật sau: nagỳ càng phức tạp, có độ biệt hoá cao hơn và rõ ràng hơn.
Ưu điểm:
-Có sự phân hoá chi tiết về cấu trúc nên chuyên hoá trong hoạt động. Thức ăn vì thế mà được hấp thụ triệt để, hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
=>Phù hợp với cơ thể có kích thước lớn, hoạt động phức tạp và nhiều tế bào.
-Tạo được môi trường chuyên hoá, thích hợp nhất về nhiệt độ, pH... cho hoạt động của các enzim tiêu hoá.
-Sinh vật có thể ăn một lượng lớn và liên tục mà không sợ bị nhầm lẫn giữa thức ăn và chất thải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét