Bạn cần gì?!?

3/3/11

Đề thi HK II lớp 11 (2005 - 2006) - MÔN HÓA (không chuyên) : Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam

Đề thi HK II lớp 11 (2005 - 2006) - MÔN HÓA (không chuyên) :
Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam 


Câu 1:

1. Viết ptpư để hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
CH3COONa => CH4 => C2H2 => C2H4 => C2H5OH => C4H6 => cao su Buna
=> C4H4 => C4H5Cl => X (polime)

2. Hỗn hợp khí A gồm propin và etan.
+ Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp A thu được 1,98 gam nước.
+ a gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 12,8 gam brom.

a) Xác định thành phần phần trăm thể tích của các chất trong hỗn hợp A.
b) Tính tỉ khối của A so với metan

Câu 2:

A là một hiđrocacbon mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh. Hỗn hợp khí X gồm 0,04 mol propin và 0,01 mol A.
+ Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X. Dẫn sản phẩm cháy thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 16g kết tủa.
+ Lấy cùng lượng hỗm hợp X như trên, dẫn chậm vào bình đựng dd brom dư, không thấy có khí thoát ra và có 14,4 gam brom đã tham gia phản ứng.

1. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên A theo danh pháp quốc tế.

2. Viết phương trình phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện) khi:
_ cho A tác dụng với HBr ; H2O
_ trùng hợp nhiều phân tử A.
_ cho propin tác dụng với H2(Pd); H2O; HCl (xt)

3. Trình bày phương pháp thu được propin tinh khiết từ hỗn hợp X. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.

4. Từ propin, các chất vô cơ (không chứa cacbon), các chất xúc tác cần thiết, viết ptpư điều chế: chất dẻo PVC ; cao su Buna.

Câu 3:

A,B và C là 3 hiđrocacbon mạch hở, là chất khí ở đktc và không phải là đồng phân của nhau.

1. A,B và C có phải là các đồng đẳng của nhau không, biết rằng khi phân hủy mỗi chất đều tạo thành cacbon và hiđro, thể tích hiđro thu được đều gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon ban đầu (ở cùng đk).

2. Tìm CTCT của A,B và C biết: có thể điều chế C trực tiếp từ C2H5OH; B và C đều làm mất màu dd nước brom.

3. Dùng CTCT thiết lập một sơ đồ gồm 5 chuyển hóa để thể hiện quan hệ giữa 3 hiđrocacbon trên.

Cho: H=1, C=12, O=16, Na=23, Ca=40, Br=80.

(sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét