Bạn cần gì?!?

28/8/11

Tiêu đề: PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI TẬP ESTE


Trong SGK Hóa 12 thì bài este có lẽ là bài hay nhất. Tuy nhiên để nắm vững este đối với các học sinh PT không phải là chuyện một sớm một chiều. Phần quan trọng nhất của este là phản ứng xà phòng hóa giữa este với dd NaOH (hoặc KOH)

Este đa chức của axit m chức và rượu n chức :

R1(COO)nmR'm + nmNaOH ---> nR(COONa)m + mR'(OH)n

Nếu sản phẩm của phản ứng Xà phòng hóa không phải là muối và Rượu mà là :

1) Muối và andehit hoặc muối và xeton thì este tạo bởi rượu không bền :

Vd: R-COO-CH=CH2 + NaOH --> RCOONa + CH3-CH=O

R-COO(CH3)=CH2 + NaOH ---> RCOONa + CH3-C(=O)-CH3

2) Hai muối và nước : este của phenol :

Vd: C6H5OCOR + 2 NaOH ---> C6H5ONa + RCOONa + H20

RCOOC6H5 + 2 NaOH ---> RCOONa + C6H5ONa + H20

3) Một sản phẩm duy nhất (không có H20): este vòng(do dạng vòng này không thể viết được nên các bạn tự suy ra este qua muối Na của nó)

................. + NaOH ---> HO-CH2-CH2-COONa
 

4) Hai muối và một rượu thì : có các trường hợp
 

(R1COOH , R2COOH) + R3(OH)2 <==> este + H20

este + 2 NaOH ---> R1COONa + R2COONa + R3(OH)2

( Tỉ lệ số mol của este : NaOH =1:2 )

5) Một muối và 2 rượu khác nhau ( một phần trong đề thi ĐH năm 2005)

R1-(COOH)2 +( R2OH , R3OH ) <==> (este) + H20

(este) + 2 NaOH ----> R1-(COONa)2 + R2(OH) + R3(OH)

Vd: Axit CH2-(COOH)2 + (C2H5OH , C6H5OH) <==> (este A) + H20

Este A + 3 NaOH ---> CH2-(COONa)2 + C6H5ONa + C2H5-OH

quymk007 :

1 Muối ,1 rượu và nước :HOOC-R-COOR1 + 2NaOH --> R(COONa)2 + R1OH + H2O

1 Muối + 1 rượu +1 andehit:R1OOC-R-COO-CH=CH-R2 + 2NaOH --> R(COONa)2 + R1OH + R2CH2CHO

Kinh nghiệm khi làm bài tập este


1) Để tạo nên este mạch hở thì điều kiện là ít nhất một trong 2 chất rượu hoặc axit tạo nên este đó là đơn chức.
2) Este mạch vòng (dị vòng) chỉ có thể được tạo nên khi cả axit lẫn rượu đều đa chức.
3) Este trung tính: còn gọi là este thuần (este thuần khiết), este trung hoà là este không chứa nhóm chức nào khác ngoài nhóm (-COO-). Hoặc nữa để nhấn mạnh cấu tạo phân tử không có hyđro linh động (không có nhóm OH, COOH), người ta còn nói “ este không tác dụng với natri kim loại”.
4) Este axit: là este ngoài nhóm (-COO-) còn có chứa nhóm (-COOH) trong phân tử.
5) Este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit tương ứng (vì este không có hyđro linh động – không tạo được liên kết hyđro liên phân tử).
6) Este thường nhẹ hơn nước,ít hoặc không tan trong nước, nhưng lại hoà tan được nhiều chất hữu cơ như chất béo, parafin, một số chất dẻo .v.v…
7) Este không no (este của axit không no hoặc rượu không no) có khả năng tham gia phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp
8) Phản ứng chuyển hoá dầu (chất béo lỏng) thành mỡ (chất béo rắn)
9) Không nhất thiết sản phẩm cuối cùng có ancol – tuỳ thuộc vào việc nhóm –OH đính vào gốc hyđrocacbon có cấu tạo như thế nào mà sẽ có các phản ứng tiếp theo xảy ra để có sản phẩm cuối cùng hoàn toàn khác nhau, hoặc nữa là do cấu tạo bất thường của este gây nên.
và Este 2 chức có một gốc axit và 2 gốc rượu đơn chức khác nhau: R1OOC-R-COOR2
Este + NaOH 2 muối + 1 rượu Este 2 chức có một gốc rượu ® và 2 gốc axit khác nhau(R1, R2): R1COO-R-OOCR2
Este + NaOH=> 1 muối + 1 anđehit Este đơn chức có gốc rượu dạng R-CH=CH- : Thí dụ CH3COOCH=CH-CH3
Este + NaOH =>1 muối + 1 xeton Este đơn chức có gốc rượu dạng –C= C – OH : – C = C– OOCR’ (R khác H).
Este + NaOH =>1 muối + 1 rượu + H2O Este- axit : HOOC-R-COOR’
Este + NaOH =>2 muối + H2O Este của phenol: C6H5OOC-R
Este + NaOH =>1 muối + anđehit + H2O Hyđroxi- este: RCOOCH(OH)-R’ Este + NaOH =>1 muối + xeton + H2O Este vòng (được tạo bởi hyđroxi axit) Chỉ thu được muối hữu cơ.
Tuy vậy khi biện luận để giải bài toán định lượng, đừngphức tạp hoá bài toán như thế, hãy chỉ chọn trường hợp đơn giản nhất thoả mãn yêu cầu của đề để giải.
10) Khi cho este no đơn chức thì công thức tổng quát là CnH2nO2.
11) Đốt este có n CO2 = n H2O thì đó là este no đơn chức.
12) Cho este tác dụng với NaOH, cô cạn sản phẩm thu được chất rắn nhớ lưu ý NaOH dư.
Chất hữu cơ tác dụng với NaOH mà không tác dụng với Na thì đó là este.

Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm este (có đáp án)


Năm 2007: * đại học khối A
Câu 29: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16) 
A. C17H33COOH và C17H35COOH. B. C17H31COOH và C17H33COOH. 
C. C15H31COOH và C17H35COOH. D. C17H33COOH và C15H31COOH. 
Câu 41: Mệnh đề không đúng là: 
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3. 
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối. 
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2. D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime. 
Câu 44: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là : A. 10,4 gam. B. 3,28 gam. C. 8,56 gam. D. 8,2 gam. 
Câu 51: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là 
A. CH2=CH-COO-CH3. B. HCOO-C(CH3)=CH2. C. HCOO-CH=CH-CH3. D. CH3COO-CH=CH2.
Câu 56: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ) : A. 2,925. B. 0,342. C. 0,456. D. 2,412. 
* đại học khối B
Câu 18: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16) 
A. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2. B. HCOOC2H5 và CH3COOCH3. 
C. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3. D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5.
Câu 23: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là: A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 47: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là : A. rượu metylic. B. etyl axetat. C. axit fomic. D. rượu etylic.
* cao đẳng khối A
Câu 2: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là: A. 50%. B. 75%. C. 62,5%. D. 55%.
Câu 5: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác dụng được với dung dịch NaOH là : A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu 17: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên X là : A. etyl propionat. B. etyl axetat. C. isopropyl axetat. D. metyl propionat.
Câu 21: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là 
A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH3. C. HCOOCH=CH2. D. CH3COOCH=CH-CH3.



BÀI KIỂM TRA ESTE – LIPIT (60 PHÚT)
Câu 1:
Este X có các đặc điểm sau:
Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2và H2O có số mol bằng nhau
Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng bạc) và chất Z (có số nguyêntử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểukhôngđúng là:
A.Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2và 2 mol H2O
B.Chất Y tan vô hạn trong nước
C.Chất X thuộc loại este no, đơn chức
D.Đun Z với dung dịch H2SO4đặc ở 170oC thu được anken
Câu 2:
Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phươngtrình phản ứng: C4H6O4+ 2NaOH2Z + Y. Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đunnóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của Tlà:
A.118u
B.44u
C.82u
D.58u 
Câu 3:
Chất giặt rửa tổng hợp được sản xuất bằng cách:
A.Đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật với xút ở nhiệt độ và áp suất cao
B.Oxi hóa prafin của dầu mỏ nhờ oxi không khí ở nhiệt độ cao, có xúc tác rồi trung hòa axit bằng kiềm
C.Oxi hóa prafin thành axit, hiđro hóa axit thành ancol, cho ancol phản ứng với H2SO4 rồi trung hòa
D.Cả A và B
Câu 4:
Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4đặc ở140*C,sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là:
A.9 gam
B.8,1 gam 
C.16,2 gam
D.4,05 gam
Câu 5:
Phản ứng xà phòng hóa là:
A.Phản ứng nghịch của phản ứng este hóa
B.Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit
C.Phản ứng thủy phân este trong môi trường trung tính
D.Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm
Câu 6:
Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịchAgNO3trong NH3
. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2(cùngđiều kiện vềnhiệt độ và áp suất).Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2thu đượcvượt quá 0,7 lít(ở đktc). Công thức cấu tạo của X là:
A.CH3COOCH3
B.OHCCH2CH2OH
C.HOOC-CHO
D.HCOOC2H5
Câu 7:
Hai chất hữu cơ X1và X2đều có khối lượng phân tử bằng 60u. X1có khả năng phản ứng với Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2lần lượt là:
A.CH3COOH và HCOOCH3 
B.(CH3)2CHOH và HCOOCH3
C.CH3COOH và CH3COOCH3
D.HCOOCH3và CH3COOH
Câu 8:
Este X tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức có tỉ khối hơi so với cacbonic bằng 2. Thủy phân hoàntoàn X bằng dung dịch NaOH thu được lượng muối lớn hơn khối lượng X ban đầu. X có công thức cấu tạo là:
A.CH3COOCH3
B.CH3COOC2H5
C.C2H5COOCH3
D.HCOOC3H7
Câu 9:
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dungdịch NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu nước brom và 3,4 gam mộtmuối. Côngthức của X là:
A.CH3COOC(CH3)=CH2
 B.HCOOC(CH3)=CHCH3
C.HCOOCH2CH=CHCH3
D.HCOOCH=CHCH2CH3
Câu 10:
Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 mldung
dịch KOH 0,4 M, thu được một muối và 336 ml
hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháyhoàn toàn
lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình
đựng dungdịch Ca(OH)2(dư) thì
 khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơtrong X là:
A.HCOOH và HCOOC2H5
B.CH3COOH và CH3COOC2H5
C.C2H5COOH và C2H5COOCH3
D.HCOOH và HCOOC3H7
Câu 11:
Thủy phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là:
 A.C17H33COOH và C17H35COOH
B.C17H31COOH và C17H33COOH
C.C15H31COOH và C17H35COOH
D.C17H33COOH và C15H31COOH
Câu 12:
Cho chất hữu cơ X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thuđược chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3trong dung dịch NH3
thu được chất hữu cơ T.Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là:
A.HCOOCH=CH2

B.CH3COOCH=CH2
C.HCOOCH3

D.CH3COOCH=CHCH3
Câu 13:
Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với100 gam dung dịch NaOH 8 % thu được chất hữu cơ Y và 17,8 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo của Xlà:
A.CH3OOC[CH2]2COOC2H5
B.CH3COO[CH2]2COOC2H5
C.CH3COO[CH2]2OOCC2H5 
D.CH3OOCCH2COOC3H7
Câu 14:
Cho m gam hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ vớidungdịch chứa 11,2gam KOH, thu được muối của một axit cacboxylic và một ancol X.Cho toàn bộ X Tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít khí H2(ở đktc). Hai chất hữu cơ đó là:
A.Một este và một axit
B.Một este và một ancol
C.Hai axit
D.Hai este
Câu 15:
Dầu mỡ để lâu bị ôi có mùi khó chịu là mùi của:
A.Axit béo
B.Glixerol
C.Peoxit
D.Anđehit
Câu 16:
Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1 : 1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụngvới 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng estehóa đều bằng 80 %). Giá trị của m là:
A.10,12 gam
B.6,48 gam 
C.8,10 gam
D.16,2 gam
Câu 17:
Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng Xcần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2(ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụngvới dung dịch NaOH,thu được mộtmuối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thứcphân tử của hai este trong X là:
A.C2H4O2và C3H6O2
B.C3H4O2và C4H6O2
C.C3H6O2và C4H8O2                                                                                    
D.C2H4O2và C5H10O2
Câu 18:
Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phảnứng thu được khối lượng xà phòng là:
A.17,80 gam 
B.18,24 gam
C.16,68 gam
D.18,38 gam
Câu 19:
 Xà phòng hóa một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6trong dung dịch NaOH(dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Côngthức của ba muối đó là:
A.CH2=CHCOONa, HCOONa và CHCCOONa
B.CH3COONa, HCOONa và CH3CH=CHCOONa
C.HCOONa, CHCCOONa và CH3CH2COONa
D.CH2=CHCOONa, CH3CH2COONa và HCOONa
Câu 20:
Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br 2,dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là:
A.2 
B.3
C.1
D.4
Câu 21:
Xà phòng hóa hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được2,05gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếpnhau. Côngthức của hai este đó là:
A.HCOOCH3và HCOOC2H5
B.C2H5COOCH3và C2H5COOC2H5
C.CH3COOC2H5và CH3COOC3H7
D.CH3COOCH3và CH3COOC2H5
Câu 22:
Phát biểu nào sau đâykhôngđúng:
A.Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn
B.Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối
C.Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn
D.Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol
Câu 23:
Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịchKOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo củaX là:
A.CH2=CHCOOCH2CH3
B.CH3CH2COOCH=CH2 
C.CH3COOCH=CHCH3
D.CH2=CHCH2COOCH3
Câu 24:
Có bao nhiêu este đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C5H10O2:
A.6
B.7
C.8
D.9
Câu 25:
Cho các chất sau: (1) CH3COOH ; (2) CH3COOCH3; (3) CH3CH2CH2OH ; (4) HCOOCH3; (5)CH3CH2COOH. Dãy sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
A.(4) < (2) < (1) < (3) < (5)
B.(2) < (4) < (3) < (1) < (5)
C.(4) < (2) < (3) < (1) < (5)
D.(2) < (4) < (1) < (3) < (5)

1. một chất hữu cơ X có CTPT là C2H4O2 có số đồng phân bền là:
A.2 B. 3 C.4 D.5
2. thuỷ phân este C4H6O2 trong môi trường axit thu đc 1 hh có phản ứng tráng gương. CTCT của este có thể là:
A. CH3COOCH=CH2
B. HCOOCH2-CH=CH2
C. HCOOCH=CH-CH3
D. A,B,C
3.Đuu=n nóng lipit cần vừa đủ 40kg dd NaOH 15% giả sử PƯ xảy ra hoàn toàn. khối lượng (kg) glixerin thu đc là:
A. 13,8
B. 6,975
C. 4,6
D. 1 đáp án khác
4.đun nóng 7,2g este A với NaOH dư; Phản Ứng kết thúc thu đc glixerin và 7,9g hh muối. cho toàn bộ hh muối đó td H2SO4 loãng thu đc 3 axit hưu cơ đơn chức mạch hở D, E, F; trong đó E, F là đồng phân của nhau; E là đồng đẳng kế tiếp của D. CTCT của các axit là:
A. C2H4O2, C3H6O2
B. C2H4O2, C3H6O2, C4H8O2
C. 1 đáp án khác
5. cho hh A gồm 2 este có CTPT là C4H8O2 và C3H6O2 td NaOH dư thu đc 6,14g hh 2 muối và 3,68g rượu B duy nhất có tỷ khối hơi so với O2 là 1,4375. Đun toàn bộ lượng rượu B với dd H2SO4 đặc ở ĐK thích hợp( H=80%) tạo chất hữu cơ C có tỷ khối với rượu B là 1,6087.
a) CTPT của rượu B là: 
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. C2H4(OH)2
D. C3H7OH
b) CTPT của C là:
A. C2H6O
B. C4H10O
C. C2H4
D. C3H6
c) khối lượng C là:
A. 2,368
B. 4,8
C. 5
D. 5,126
d) số gam mỗi chất trong A là:
A. 3,2 ; 4,22
B. 4,4 ; 2,22
C. 3,5 ; 2,72
D. 2,2 ; 4,22
6. triglixerit là este 3 lần của glixerin. có thể thu đc tối đa bao nhiêu triglixerit khi đun glỉein với hh 3 axit RCOOH, R'COOH, R"COOH ( có H2SO4 đ lam xúc tác)
A. 6 B. 9 C. 12 D. 18
7. trong cùng ĐK nhiệt độ, áp suất, 1 lít hơi E nặng gấp 1,875 làn 1 lít O2. Điều nào sau đây sai khi nói về E:
A. E là đồng phân của axitaxetic
B. E có thể tham gia PƯ tráng gương
C. Rượu sinh ra khi xà phòng hoá E ko tham gia PƯ tráng gương
D. E còn có 1 đồng phân cùng chức
8. Đun nóng 4,03 kg pamitin với lượng dư dd NaOH . khối lưọng 9 kg) xà phòng 72% muối natri panmitat thu đc là:
A. 5,79
B. 6,79
C. 7,79
D. Đáp án khác
9. Đun nóng 21,8g chất X với 0,25 lit dd NaOH 0,12M thu đc 24,8g muối của axit 1 lần axit và 1 lưọng rượu Y. cho Y bay hơi hoàn toàn thì thu đc thể tích bằng thể tích của 3,2g O2 đo ở cùng ĐK.
CTPT của X là:
A.CH3(COO)2C2H4
B. (CH3COO)3C3H5
C.(CH3COO)2CH2
D. A,B,C sai

ĐỀ 1 : THI TRẮC NGHIỆM TUYỂN SINH Môn : HÓA HỌC



ĐỀ  1 : THI TRẮC NGHIỆM TUYỂN SINH
Môn : HÓA HỌC
Thời gian làm bài : 90 phút

§Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố :
H = 1; He=4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;  P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5;  Ag = 108; Ba = 137.


Câu 1: Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là

A. etylen glicol                                
B. axit ađipic
C. axit 3-hiđroxipropanoic  
D. ancol o-hiđroxibenzylic

Câu 2: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,9 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với 200ml  dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn  thu được 14,2 gam rắn. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức  cấu tạo của  Z là

A. C3H5COOH      
B. CH3COOH                  
 C. C3H5COOH                     
D. HCOOH

Câu 3: Cho hh A gồm FeS2 và Cu2S phản ứng vừa đủ với ddHNO3. Sau phản ứng thu được ddB ( chỉ chứa các muối sunfat) và 44,8 lít NO2 (đkc). Cô cạn ddB thu được m gam răn. Giá trị m là:

A. 24                   
B. 28                                
C. 32                         
D.36

Câu 4: Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 6, 72 lít X, cần 17,64 lít O2 thu được 12,15 gam nước  (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là

A. CH4 và C2H4.                            
B. C2H6 và C2H4.           
C. CH4 và C3H6.                 
D. CH4 và C4H8.  

Câu 5: Cho 58 gam hhA gồm FeCO3 và FexOy phản ứng với HNO3 dư, thu được 8,96 lit (đkc) hhG gồm 2 khí có tỷ khối hới so với hydro bằng 22,75. Nếu hào tan hết 58 gam hhA thấy cần V lit dd HCl 0,5M. Giá trị V là:

A.2,8                
B. 3,2
C. 3,6
D.1,8

Câu 6: Hỗn hợp khí X gồm metylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lit hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 40,32 lit hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 19,04 lit khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là  ( các khí  đo  ở đkc)                               

A. C2H6 và C3H8                       
B. C3H6 và C4H8                        
 C. CH4 và C2H6
D. C2H4 và C3H6

Câu 7: Cho V ml dd HCl 0,25 M vào 200 ml dd NaAlO2 0,5 M ; thu được 1,56 gam kết tủa. Giá trị V là

A. 136 ml              
B. 320ml               
C. 80ml               
D. 80 ml; 136ml

Câu 8: Thủy phân este A bằng dd NaOH, thu được muối B và chất hữu cơ D. Cho B phản ứng với dd AgNO3/ NH3 thu được Ag và ddX.  Dung dịch X vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với H2SO4 đều sinh khí vô  cơ.
Biết D có công thức (CH2O)n và thỏa sơ đồ  DF (CH2Cl)n
Khi đốt 0,1 mol A  thấy cần V lit O2 (đkc). Giá trị V là:

A. 5,6          
B. 6,72            
C. 8,96                      
D. 5,6 hoặc 6,72


Câu 9: Có một hhA gồm C2H2, C3H6, C2H6 . Đốt  cháy  hoàn toàn 24,8 gam hh A trên thu được 28,8 gam nước . Mặt khác 11,2 lít (đkc) hhA trên phản ứng vừa đủ với 500 gam dd Br2 20%. Nếu cho 0,1 mol hhA trên phản ứng với ddAgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
          
A. 6 gam                  
B. 12 gam                
C. 3 gam                  
D. 8 gam

Câu 10: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
            
A. Cho Fe vào dung dịch HNO3 rất loãng, nguội.                       
B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
C. Sục khí H2S vào dung dịch Cu(NO3)2.                                       
D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

Câu 11: Đun nóng hh 3 rượu X, Y, Z  với H2SO4 đặc ở 170OC thu được hh gồm 2 olefin  là đồng đẳng liên tiếp. Lấy 2 trong số 3 rượu trên đun với H2SO4 đặc ở 140OC thu được 1,32g  hh gồm  3 ête . Mặt khác làm bay hơi 1,32g  hh gồm 3 ête  này được thể tích đúng bằng thể tích của 0,48 gam oxi ( đo cùng đk). Nếu đốt  hết toàn bộ 1,32 gam hh ête trên rồi cho toàn bộ CO2 sinh ra vào 250 ml dd Ba(OH)2 C  (mol/l) thu được 9,85 gam kết tủa. Giá trị C là:

A. 0,1 
B. 0,2  
C. 0,25   
D. 0,5

Câu 12: Cho các hợp kim sau: Ag-Fe (I); Mg–Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:    

A. I, II và III.                                    
B. I, II và IV.       
C. I, III và IV. 
D. II, III và IV.
    
Câu  13: Dẫn 1,68 lit CO2 (đkc) vào dd Ba(OH)2  thu được a gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X , thu được 1,97 gam kết tủa. Giá trị a là:
             
A.12,805           
B. 10,835              
C. 14,775              
D. 9,85

Câu  14: Nung 26,8 gam hhA gồm 2 muốI cacbonat kim loại kế tiếp trong phân nhóm IIA, thu được rắn B. Dẫn khí thoát ra vào bình Ca(OH)2 dư thấy có m gam kết tủa. Cho rắn B phản ứng hết với dung dịch H2SO4; thấy có 4,48  lít khí (đkc) thoát ra; Cô cạn dung dịch thu được  37,6 gam rắn. Giá trị m là

A. 10           
B. 15                    
C.25                            
D.20

Câu 15: A chứa (C , H, O, N) có 46,67 % N và MA< 100 . Đốt 1,8 gam A cần 1,008 lit O2 (đkc).  Sản phẩm cháy gồm N2, CO2 , hơi nước, trong đó tỷ lệ thể tích CO2 : thể tích  nước = 1 :2. Khi cho 1,8 gam A vào H2O dư , thu được ddB. Cho ddH2SO4 dư vào ddB rồi dẫn hết khí vào bình dd KOH dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng chất tan trong bình KOH lúc sau tăng m gam. Giá trị m là:

A. 0,44 gam        
B. 0,65 gam              
C. 0,78 gam              
D. 1,32

Câu 16: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:

A. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS, MnO2.                                                
B. Mg(HCO3)2, HCOONa, (Cu, O2), KMnO4.
C. FeS, BaSO4, KOH, NaHCO3.                                                        
D. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3 , FeS2.

Câu 17: Hỗn hợp A gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,4 mol (số mol của X lớn hơn số mol của Y). Nếu đốt cháy hoàn toàn  A,  thu được 26,88 lít khí CO2 (đktc) và 20,16 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng A với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 75 %) thì số gam este thu được là

A. 13,44            
B. 13,68               
C. 13,92                       
D. 20,16

Câu 18: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Thể tích của 7,4 gam hơi chất X bằng thể tích của 2,8 gam khí N2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2 thu được vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOCH3   
B. O=CH-CH2-CH2OH         
C. HOOC-CHO        
D. HCOOC2H5


Câu 19: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được một muối và 3,36 litl hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2  thấy có  50 gam kết tủa và ddX . Cho dd Ba(OH)2 dư vào dd X  thấy có 89,1 gam  kết tủa nữa. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là

A. HCOOH và HCOOC2H5           
B. CH3COOH và CH3COOC2H5
C. C2H5COOH và C2H5COOCH3                   
D. HCOOH và HCOOC3H7

Câu 20: Cho  m gam hhX gồm Fe, FeS tác dụng hết với dd HCl dư , thu được 22,4 lít khí (đkc) . Mặt khác , nếu cho m gam hhX vào dd HNO3 dư, thu được ddYchỉ chứa muối nitrat duy nhất và 44,8 lít hh khí(đkc) gồm NO và SO2 . Phần trăm theo khối lượng của FeS có trong hhX là:

A. 45,9               
B.56,1                        
C. 47,9                      
D.54,1

Câu 21: Đun 2,34 gam hỗn hợp hai ancol  với CuO dư. Sau phản ứng thu được 3,3 gam hh hới B. Cho toàn bộ hh hới B trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 4,928 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Hai ancol là :
             
A. C2H5OH, C2H5CH2OH             
B. CH3OH, C3H7CH2OH  
C. CH3OH, C2H5CH2OH                                   
D. CH3OH, C2H5OH

Câu 22: Nung 34,6 gam hhA gồm Ca(HCO3)2, NaHCO3, KHCO3 , thu được 3,6 gam nước và m gam rắn. Giá trị m là :

A. 43,8                      
B.22,2                    
C. 17,8               
D. 21,8

Câu 23: Nếu cho a mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, FexOy, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là

A. KMnO4.          
B. FexOy.                
C. CaOCl2.                
D. MnO2.

Câu 24: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, Fe3O4, SO2, N2, HCl, CH3CHO, Fe(NO3)3, Fe2+, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

A. 6.                                               
B.9.               
C. 7.                                                
D. 8.

Câu 25: Cho bột kim loại M vào 100ml dd Fe2(SO4) 3  0,1M. Sau phản ứng cô cạn phần dung dịch thu được 4 gam rắn. M là:

A.Zn                  
B. Cu           
C. Mg                
D. Ni

Câu 26: Hòa tan hết m gam hhA gồm Fe, Cu  bằng 800ml dd HNO3 0,5M. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO. Giá trị m là:

A. 6,12             
B. 7,84                  
C. 5,6                    
D. 12,24

Câu 27: Có các thí nghiệm sau: (I) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (II) Sục khí H2S vào nước brom. (III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven. (IV) Nhúng lá sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là:
               
A. 4.       
B. 3.       
C. 1.       
D. 2.

Câu 28: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. 1,1,2,2-tetrafloeten; caprolactam; oxit etylen; vinyl clorua.
B. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en, propylen.
C. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en, axetylen.
D. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen, vinyl clorua.

Câu 29:Nung hết m  gam hỗn hợp A gồm KNO3 và Cu(NO3)2. Dẫn hết  khí  thoát ra   vào 2 lit nước (dư);  thu được dung dịch có pH=1  và thấy có1,12 lit khí   thoát ra (đkc). Giá trị m là:

A.28,9         
B. 14,5        
C.22,5       
D.18,4


Câu 30: Hỗn hợp A gồm 0,13 mol C2H2 và 0,18 mol H2. Cho A qua Ni nung nóng, phản ứng không hoàn toàn và thu được hỗn hợp khí B. Cho B qua bình 200 ml dung dịch Br2 1M, thấy có hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H6 và 0,02 mol H2 thoát ra. Nồng độ dd brom lúc sau là:

A.      0,25
B.       0,5
C.       0,75
D.      0,375


Câu 31: Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng?
               
A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al(NO3)3.
B. Cho dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Na2ZnO2 (hoặc Na2[Zn(OH)4]).
C. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp NaOH, Ba(OH)2.
D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 32: Đốt cháy hòan tòan m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức,  thuộc cùng dãy đồng đẳng), thu được 4,48 lít khí CO­2­ (đktc) và 5,85 gam H­2­O. Mặt khác, nếu cho m gam X phản ứng hết với Na, thu được V lít H2 (đkc). Giá trị m, V lần lượt là:                                               

A. 10,1 gam; 2, 8 lit.                           
B. 5,05gam; 2,8 lit  
C. 10,1 gam; 1, 4 lit.                                            
D. 5,05gam; 1,4 lit  

Câu 33: Hòa tan hết m gam Al cần  940ml dd HNO3 1M, thu được 1,68 lit (đkc) hhG gồm 2 khí  không màu và không hóa nâu trong không khí, tỷ khối hơi hhG so với hydro bằng 17,2. Giá trị m là

A.6,21               
B.6,93                          
C.6,43                   
D.6,48

Câu  34: Chia 17,6g hh A :Fe, M thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 : phản ứng với dd HCl dư; thu được 2,24 lit H2 (đkc). Phần 2 : phản ứng hết với dd HNO3; thu được 8,96 lit NO2 (đkc). M là:

A.         Mg
B.          Zn
C.          Ag
D.         Cu

Câu  35: Hỗn hợp bột 3 kim loại Al, Zn, Mg  có khối lượng 3,59 gam được chia làm 2 phần đều nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 4,355 gam hỗn hợp oxit. Phần 2 đem hòa tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đkc). V có giá trị là:

          
A. 4,48 lít                      
B. 3,136 lít                 
C. 3,584 lít             
D. 5,6 lít

 

Câu 36: Đốt m gam hh gồm một ankan, một anken, một ankin. Dẫn toàn bộ sản phẩm chy vo 4,5 lit dd Ca(OH)2 0,02M,  thu được kết tủa và khối lượng dd tăng  3,78 gam . Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dd thu được, kết tủa lại tăng thêm, tổng khối lượng kết tủa hai lần là 18,85 gam.               Giá trị m là:

A. 1,34                    
B.1,68              
C. 1,86            
D. 1,8


Câu  37: Cho 0,2 mol P2O5 phản ứng  với V lit dd NaOH 1,1M. Sau phản ứng thu được 63,4 gam muối. Giá trị V là:

A. 0,5 lit          
B.0,75 lit                
C.0,875 lit                
D.1 lit

Câu  38: Dẫn một lượng hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4, C2H6 và H2 qua ống đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 11,2 lít (đkc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 12,2. Đốt cháy hết lượng Y này rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được bao nhiêu gam kết tủa?

A.  80                 
B.  90                  
C.  40             
D.  75

Câu  39: Cho 39,2 gam axit phosphoric pứ với dd chứa 44 g NaOH. Khối lượng muối thu được là:

A. 60,13 gam     
B.63,4 gam    
C. 66,2 gam     
D. 67,34 gam

Câu  40: Cho các hợp chất sau :
                (a) HOCH2-CH2OH                               (b) HOCH2-CH2-CH2OH
                (c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH               (d) CH3-COOH
                (e) CH3-CH2OH                                 (f) CH3-O-CH2CH2 OH
                Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2
               
A. (c), (d), (f)        
B. (a), (b), (c)           
C. (a), (c), (d)        
D. (c), (d), (e)
 
Câu 41: Cho hỗn hợp gồm Mg, Zn, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được V  lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH =1. Giá trị V là:
          
A. 3,36              
B.4,48                      
C. 5,32                
D. 4,872


Câu  42: Cho hhA: 3,6 gam Mg, 19,6 gam Fe pứ với V lit  dd HNO3  1M ; thu được ddB , hhG gồm 0,05 mol N2O, 0,1 mol NO và còn 2,8 gam kim loại. Giá trị V là:   

A.1,1           
B. 1,15                  
C. 1,22                     
D. 1,225

Câu  43: Một hhX chứa một ancol no và một axit caboxylic đơn chức đều có mạch không phân nhánh, có cùng số C . Đốt 0,25 mol hhX cần vừa đủ 17,5 lit khí oxi (đkc), thu được 16,8 lit CO2 (đkc) và 12,375 gam nước . CTPT của ancol trong  X là:

A. C2H5OH         
B. C3H8O2              
C. C2H6O2                
D. C3H8O3     
               
Câu  44:  Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Glucozơ bị khử bởi Cu(OH)2         
B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh                               
D. Saccarozơ làm mất màu nước brom

Câu 45: Cho m  gam Fe vào 800ml dung dịch HNO3 0,5M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa 1,92 gam Cu. Giá trị của m là

A. 6,72.           
B. 1,68.             
C. 0,84.                                                         
D. 1,12.

Câu 46: Cho các nguyên tố: X (Z = 19), Y (Z = 7), Z (Z = 14), T (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

A. Y, Z, T, X.                      
B. T, X, Z, Y.          
C. X, T, Y, Z.                      
D. X, T, Z, Y.

Câu 47: Cho 17,8 gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4  0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp bột kim  loại và  NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m  là :

A. 16,8
B. 17,8              
C.13,48              
D. 10,68   
                                     
Câu 48: Cho propan tác dụng với Cl2 và cho tác dụng với Br2 đều theo tỉ lệ mol 1:1. Sản phẩm chính chiếm tỉ lệ:

A. cao hơn khi cho tác dụng với clo
B. cao hơn khi cho tác dụng với brom
C. trong hai trường hợp là như nhau
D. không xác định được vì không biết tỉ lệ về số mol

Câu  49: Nung m gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 3 lit dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng 2.  Giá trị m là:

A. 9,4                         
B. 4,7                     
C. 6,58              
D. 6.768

Câu  50: Cho 4,4 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, số mol bằng nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư ddAgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là:

A. CH3CHO và C2H5CHO            
B.HCHO và CH3CHO  
C. HCHO và C2H5CHO               
D.C2H3CHO và C3H5CHO                                              


Đáp án đề 01:




Câu
ĐA
Câu
ĐA
Câu
ĐA
Câu
ĐA
Câu
ĐA
1
C
11
C
21
B
31
D
41
C
2
A
12
C
22
B
32
D
42
B
3
D
13
B
23
A
33
B
43
D
4
C
14
A
24
D
34
D
44
C
5
C
15
C
25
C
35
C
45
A
6
B
16
B
26
B
36
C
46
D
7
D
17
A
27
B
37
D
47
D
8
D
18
A
28
A
38
A
48
B
9
B
19
B
29
A
39
B
49
C
10
D
20
D
30
A
40
C
50
C













ĐỀ  2 : THI TRẮC NGHIỆM TUYỂN SINH
Môn : HÓA HỌC
Thời gian làm bài : 90 phút


Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137; Pb = 207.


Câu 1: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19).Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A.      M < X < Y < R.     
B.       M < X < R < Y.    
C.       Y < M < X < R.     
D.      R < M < X < Y.
Câu 2: Tổng số liên kết π trong phân tử isopren là
A.      3.                             B. 2.                                        C. 1.                                        D. 4.
Câu 3: Cho dãy: HCl, SO­­2­, F­2­, Fe2+, Al, Cl­2­. Số phân tử ion trong dãy vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là
A.      3.                             B. 4.                                        C. 5.                                        D. 6.
Câu 4: Trộn 100ml dung dịch CH­3­COOC­2­H­5­ 1M với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Sau 15 phút nồng độ CH­3­COOC­2­H­5 ­còn lại là 0,2M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 15 phút là
A.      0,033 mol/lít. Phút.               
B.       0,02 mol/lít. Phút.  
C.       0,01 mol/lít. Phút. 
D.      0,0133 mol/lít. Phút.
Câu 5: Trong số các dung dịch: Na­2­CO­3­, KCl, CH­3­COONa, NH­4­Cl, NaHSO­4­, C­6­H­5­ONa, những dung dịch có pH > 7 là
A. KCl, C­6­H­5­ONa, CH­3­COONa.            
B. Na­2­CO­3­, NH­4­Cl, KCl.
C. NH­4­Cl, CH­3­COONa, NaHSO­4­.         
D. Na­2­CO­3­­­, C­6­H­5­ONa, CH­3­COONa.
Câu 6: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là
A.      H­2­S và Cl­2­.             B. HI và O­3­.     C.  NH­3­ và HCl.           D. Cl­2­ và O­2­.
Câu 7: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO­3­ loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A.      Fe(NO­3)­2­.                               B. Fe(NO­3)­3­.                           C. Cu(NO­3)­2­.                          D. HNO­3­.
Câu 8: Hòa tan  hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,22 mol FeS­2­ và a mol Cu­2­S vào axit HNO­3­ (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của a là
A.      0,220.                                      B. 0,055.                 C. 0,110.                 D. 0,075.
Câu 9: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO­4­ và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màn ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là
A.      2b = a.                                    B. 2b < a.                                C. b = 2a.                                D. b > 2a.
Câu 10: Điện phân nóng chảy Al­2­O­3­ với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m (kg) Al ở catot và 33,6 m3 (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào nước vôi trong (dư), thu được 1,0 gam kết tủa. Giá trị của m là
A.      37,800.                    B. 36,800.                               C. 38,800.                               D. 35,800.
Câu 11: Nung 34,6 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO­3­)­2­, NaHCO­3­ và KHCO­3­, thu được 3,6 gam H­2­O và m gam hỗn hợp các muối cacbonat. Giá trị của m là
A.      43,8.                                        B. 22,2.                   C. 17,8.                   D. 21,8.
Câu 12: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với oxi thu được 7,52 gam hỗn hợp rắn X. Cho hỗn hợp rắn X tác dụng với dung dịch HNO­3­ (dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A.      0,448.                                      B. 0,224.                 C. 4,480.                 D. 2,240.
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 2,0625 gam photpho trihalogenua, thu được dung dịch X gồm 2 axit. Để trung hòa X cần vừa đủ 90 ml dung dịch NaOH 1M. Halogen đó là
A.      F.                             B. Cl.                                       C. Br.                                      D. I.
Câu 14: Cho hòa tan hết m gam Fe bằng 400 ml dung dịch HNO­3­ 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A.      7,84.                        B. 6,12.                   C. 5,60.                   D. 12,24.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào nước (dư) thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)
A.      29,87%.                  B. 39,87%.                              C. 49,87%.                              D. 77,31%.
Câu 16: Cho 36 gam hỗn hợp gồm Fe­3­O­4­ và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn không tan là 6,4 gam. Phần trăm khồi lượng Fe­3­O­4­ trong hỗn hợp ban đầu là
A.      64,44%.                  B. 82,22%.                              C. 32,22%.                              D. 25,76%.
Câu 17: Cho dãy các chất: CH­4­, CH­3­Cl, CaC­2­, (NH­2)­2­CO, CH­3­CHO, NaCN, axit glutamic. Số chất hữa cơ trong dãy là
A.      2.                             B. 3.                                        C. 4.                                        D. 5.
Câu 18: SO­2­ luôn thể hiện tính khử khi phản ứng với:
A. O­2­, dung dịch KMnO­4­, nước brom.      
B.  O­2­, dung dịch KOH, nước brom.
C. H­2­S, dung dịch KMnO­4­, nước brom.     
D.  O­2­, BaO, nước brom.
Câu 19: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS tác dụng hết với dung dịch HCl (dư) thu được V lít khí (đktc). Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO­3­ (dư), thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối nitrat duy nhất và 2V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và SO­2­. Phần trăm về khối lượng của Fe trong X là
A.      45,9%.                                    B. 54,1%.                                C. 43,9%.                                D. 52,1%.
Câu 20: Hỗn hợp X gồm Al và một kim loại R. Cho 1,93 gam X tác dụng với dung dịch H­2­SO­4­ loãng (dư), thu được 1,456 lít khí H­2­ (đktc). Nếu cho 1,93 gam X tác dụng hết với dung dịch HNO­3­ đặc, nóng (dư) thu được 3,36 lít khí NO­2­ (đktc). Kim loại R là
A.      Fe.                           B. Mg.                                    C. Zn.                                     D. Sn.
Câu 21: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe­3­O­4­ tác dụng với dung dịch HNO­3­ loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muốn khan. Giá trị của m là
A.      151,5.                                      B. 137,1.                 C. 97,5.                   D. 108,9.
Câu 22: Cho 0,05 mol chất hữa cơ X tác dụng hoàn toàn với dung dịch Br­2­, thu được chất hữu cơ Y (chứa 3 nguyên tố); đồng thời khối lượng bình đựng dung dịch Br­2­ tăng lên 2,1 gam. Thủy phân chất Y được chất Z không có khả năng hòa tan Cu(OH)­2­. Chất X là
A.      Xiclopropan.                         B. propen.                              C. ancol etylic.      D. axit fomic.
Câu 23: Brom hóa ankan X trong điều kiện thích hợp chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất, có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên gọi của X là
A.      2,2 – đimetylpropan.           
B.       2,2,3 – trimetylpentan.   
C.       isopentan.            
D.      3,3 – đimetylhexan.
Câu 24: Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A.      0,46.                        B. 0,92.                   C. 0,32.                   D. 0,64.
Câu 25: Oxi hóa 9,2 mol ancol etylic thu được m gam hỗn hợp Y gồm axetanđehit, nước và ancol etylic (dư). Cho Na (dư) vào m gam hỗn hợp Y, sinh ra V lít khí (đktc). Phát biểu nào sau đây đúng?
A.      Giá trị của V là 2,24.   
B.       Giá trị của V là 1,12.
C. Hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol là 100%.    
D. Số mol Na phản ứng là 0,2 mol.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm C­2­H­5­OH, HCOOH, CH­3­CHO (C­2­H­5­OH chiếm 50% số mol). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 3,24 gam nước và 3,136 lít CO­2­ (đktc). Cho m gam X tác dụng với lượng dư AgNO­3­ trong dung dịch NH­3­ thu được số mol Ag là
A.      0,06 mol.                 B. 0,24 mol.                            C. 0,08 mol.                            D. 0,12 mol.
Câu 27: Axit cacboxylic X mạch hở chứa 2 liên kết π trong phân tử. X tác dụng với NaHCO­3­ (dư) sinh ra số mol CO­2­ bằng số mol X phản ứng. X thuộc dãy đồng đẳng của axit
A.      No, đơn chức.      
B.       không no, đơn chức.   
C.       no, hai chức.        
D.      không no, hai chức.
Câu 28: Trong điều kiện thích hợp, vinyl axetat được đều chế từ phản ứng giữa axit axetic với
A.      CH­2­=CH­_OH.                        B. CH­2­=CH­2­.          C.  .                  D. CH­2­=CH_ONa.
Câu 29: Thủy phân hoàn toàn a gam este đơn chức X được ancol metylic và 0,7666a gam axit cacboxylic. Công thức cấu tạo của X là
A.      HCOOCH­3­.                           
B.       CH­3­COOCH­3­.     
C.       C­2­H­5­COOCH­3­.                      
D.      C­2­H­3­COOCH­3­.
Câu 30: Số công thức cấu tạo của amin bậc 2 ứng với công thức phân tử C­4­H­11­N là
A.      2.                             B. 3.                                        C. 4.                                        D. 5.
Câu 31: Hòa tan 0,1 mol metylamin vào nước được 1 lít dung dịch X. Phát biểu đúng là
A. Dung dịch X có pH bằng 13.            
B. Nồng độ của ion CH­3­NH­3­+ bằng 0,1M.
C. Dung dịch X có pH lớn hơn 13.        
D. Nồng độ của ion CH­3­NH­3­+ nhỏ hơn 0,1M.
Câu 32: Este hóa hết các nhóm hiđroxyl có trong 8,1 gam xenlulozơ cần vừa đủ x mol HNO­3­. Giá trị của x là
A.      0,01.                                        B. 0,15.                   C. 0,20.                   D. 0,25.
Câu 33: Ancol no, mạch hở X có công thức C­n­H­m­O­2­. Mối liên hệ giữa n và m là
A.      m = 2n + 2.                             B. m = 2n.                               C. 2m = n.                               D. m – 2 = n.
Câu 34: Trong những điều kiện thích hợp, chỉ dùng thuốc thử là Cu(OH)­2­, có thể phân biệt được tất cả các dung dịch trong dãy:
A. glucozơ, mantozơ, glixerol, ancol metylic.
B. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancol metylic.
C. glucozơ, lòng trắng trứng, fructozơ, glixerol.
D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, etylen glicol.
Câu 35: Cho 5,24 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol, cresol phản ứng vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A.      6,56.                                        B. 5,43.                   C. 8,66.                   D. 6,78.
Câu 36: Một este đơn chức có khối lượng mol 88g/mol. Cho 17,6 gam X tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M; từ dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A.      HCOOCH­2­CH­2­CH­3­.             
B.       HCOOCH(CH­3­)­2­.  
C.       CH­3­COOC­2­H­5­.      
D.      C­2­H­5­COOCH­3­.
Câu 37: Cho este X có công thức phân tử là C­4­H­8­O­2­ tác dụng với NaOH đun nóng, thu được muối Y có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X. Tên gọi của X là
A.      Metyl propionate.                                B. etyl axetat.                       
C.  propyl fomat.                                           D. isopropyl fomat.
Câu 38: Cho dãy các chất: C­6­H­11­NO (caprolactam), C­2­H­3­Cl, C­2­H­4­, C­2­H­6­, C­2­H­­3­COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A.      2.                             B. 3.                                        C. 4.                                        D. 5.
Câu 39: Cho 7,4 gam hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng liên tiếp tác dụng với AgNO­3­ dư trong dung dịch NH­3­ thu được 64,8 gam Ag. Công thức của các anđehit là
A.      CH­3­CHO, HCHO.                                  B. C­2­H­5­CHO, CH­3­CHO.
C.  C­2­H­5­CHO, C­3­H­7­CHO.                             D. C­3­H­7­CHO, C­4­H­9­CHO.

Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 11,6 gam este X, thu được 13,44 lít CO­2­ (đktc) và 10,8 gam H­2­O. Mặt khác, cho 11,6 gam este đó tác dụng với dung dịch NaOH (đủ), thu được 9,6 gam muối khan. Công thức của X là
A.      C­3­H­7­COOC­2­H­5­.      B. C­2­H­5­COOC­2­H­5­.     C.  C­2­H­5­COOC­3­H­7­.            D. C­H­3­COOC­3­H­7­.
Câu 41: Hòa tan hoàn toàn X mol CuFeS­2­ bằng dung dịch HNO­3­ đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO­2­ (sản phẩm khử duy nhất). Mối liên hệ giữa x và y là
A.      y = 17x.                   B. x = 15y.                              C. x = 17y.                              D. y = 15x.
Câu 42: Trong công nghiệp, axeton được điều chế bằng phản ứng oxi hóa
A.      isopren.                  B. xilen.                  C. cumen.                               D. propilen.
Câu 43: Chất X khi tác dụng với chất Y có xúc tác thích hợp thì tạo ra axetanđehit. Khi cho X tác dụng với Z có xúc tác thích hợp thì tạo ra etanol. X, Y, Z lần lượt là:
A.      C­2­H­2­, H­2­, H­2O­.                       B. C­2­H­2­, O­2­, H­2­O.    
C.  C­2­H­4­, O­2­, H­2­O.                         D. C­2­H­2­, H­2­O, O­2­.
Câu 44: Ở điều kiện thường, crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích của các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của crom là 7,2 gam/cm­­3. Nếu coi nguyên tử crom có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của nó là
A.      0,125 nm.                                B. 0,155 nm.                           C. 0,134 nm.                           D. 0,165 nm.
Câu 45: Hai kim loại bền trong không khí, nước nhờ có lớp màn oxit rất mỏng bảo vệ là
A.      Fe và Al.                                B. Fe và Cr.                            C. Al và Mg.                         D. Al và Cr.
Câu 46: Cho các thế  điện cực chuẩn: E0 Cu2+/Cu = +0,34V; E0 Ag+/Ag = +0,80V. Phát biểu nào sau đây đúng về pin điện hóa Cu – Ag?
A. Suất điện động chuẩn của pin là -0,46V.        
B. Cu là cực dương, Ag là cực âm.
C. Phản ứng xảy ra trong pin là: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag.
D. Suất điện động chuẩn của pin là -1,10V.
Câu 47: Để phân biệt ba dung dịch: ancol etylic, phenol, axit fomic có thể dùng thuốc thử là
A.      Quỳ tím.                 B. nước brom.                       C.  dung dịch NaHCO­3­.                       D. Cu(OH)­2­.
Câu 48: Đun nóng dung dịch chứa 18 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ với một lượng dư Cu(OH)­2­ trong môi trường kiềm đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kết tủa Cu­2­O. Giá trị của m là
A.      14,4.                                        B. 7,2.                                     C. 5,4.                                     D. 3,6.
Câu 49: Hỗn hợp X gồm glucozơ và mantozơ. Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam X (xúc tác H+), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư AgNO­3­ trong dung dịch NH­3­, thu được 8,64 gam Ag. Thành phần phần trăm về khối lượng glucozơ trong X là
A.      75,32%.                  B. 51,28%.                              C. 76,74%.                              D. 62,64%.
Câu 50: Số đồng phân cấu tạo (no, mạch hở) ứng với công thức phân tử C­3­H­7­NO­2­, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ là
A. 2.                                                B. 3.                                        C. 4.                                        D. 5.

Câu 51: Giá trị pH của dung dịch hỗn hợp CH­3­COOH 0,1M và CH­3­COONa 0,1M là (biết K­a­ = 1,75.10-5)
A.      4,756.                                      B. 3,378.                 C. 1,987.                 D. 2,465.
Câu 52: phenyl axetat được điều chế bằng phản ứng giữa
A.Phenol với axit axetic.                              B. phenol với anhiđrit axetic.
C.  phenol với axetanđehit.                         D. phenol với axeton.
Câu 53: Cho dãy các chất: axetanđehit, axeton, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là
A. 2.                                                B. 3.                                        C. 5.                                        D. 4.

Câu 54: Cho một pin điện hóa được tạo bởi một cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe và Cu2+/Cu. Phản ứng xảy ra ở cực âm của pin điện hóa (ở điều kiện chuẩn) là

A. Fe → Fe2+ + 2e.                                     B. Fe2+ + 2e → Fe.
C.  Cu2+ + 2e → Cu.                                    D. Ag → Cu2+ + 2e.
Câu 55: Trong phương pháp thủy điện dùng để điều chế Ag từ quặng có chứa Ag­2­S, cần dùng thêm
A. Dung dịch HNO­3­ đặc và Zn.               
B. Dung dịch NaCN và Zn.
C. Dung dịch H­2­SO­4­­ đặc, nóng và Zn.      
D. Dung dịch HCl đặc và Zn.
Câu 56: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam đồng bằng dung dịch HNO­3­ loãng, toàn bộ lượng NO (sản phẩm khử duy nhất) sinh ra được oxi hóa hoàn toàn bởi oxi thành NO­2­ rồi sục vào nước cùng với dòng khí O­2­ để chuyển hết thành HNO­3­. Tổng thể tích khí O­2­ (đktc) đã phản ứng là
A.      3,36 lít.                    B. 2,24 lít.                               C. 4,48 lít.                               D. 1,12 lít.
Câu 57: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO­3)­2­ thấy dung dịch xuất hiện vết màu đen. Không khí đó có thể bị ô nhiễm bởi khí
A.      H­2­S.                                        B. NO­2­.                   C. Cl­2­.                                     D. SO­2­.
Câu 58: Từ 1,62 tấn xenlulozơ sản xuất được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat, biết quá trình sản xuất hao hụt 10%?
A.      2,673 tấn.                               B. 2,970 tấn.                           C. 3,300 tấn.                           D. 2, 546 tấn.
Câu 59: Hai chất hữu cơ X và Y có cùng công thức C­3­H­4­O­2­. X phản ứng với AgNO­3­ trong dung dịch NH­3­ và dung dịch NaOH; Y phản ứng được với CaCO­3­. Công thức cấu tạo X và Y lần lượt là
A. CH­2­=CH–CH=O, CH­2­=CH–COOH.        
B. HCOOCH=CH­2­, CH­2­=CH–COOH.
C. O­=CH– CH­2­–CH=O, HCOOCH=CH­2.     
D. HO–CH­2­–CH=O, CH­2­=CH–COOH.
Câu 60: Trong phân tử amino axit nào sau đây có 5 nguyên tử cacbon?
A.      Phenylalanin.                        B. Valin.                 C. Leuxin.                               D. Isoleuxin.
ĐÁP ÁN MÔN HÓA ĐỀ I

Câu
ĐA
Câu
ĐA
Câu
ĐA
Câu
ĐA
1
D
16
A
31
D
46
C
2
B
17
C
32
B
47
B
3
B
18
A
33
A
48
A
4
B
19
A
34
B
49
D
5
D
20
A
35
A
50
B
6
D
21
A
36
D
51
A
7
A
22
A
37
A
52
B
8
C
23
A
38
C
53
B
9
D
24
B
39
A
54
A
10
A
25
A
40
C
55
B
11
B
26
C
41
A
56
A
12
A
27
B
42
C
57
A
13
B
28
C
43
C
58
A
14
A
29
A
44
A
59
B
15
A
30
B
45
D
60
B

===============